NGƯỜI ANH HÙNG CỦA "TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH"
(Viết về Anh hùng LLVTND Giu - se Đỗ Văn Chiến)
Thật vậy, trong các cuộc kháng chiến, kiến quốc đã có biết bao người Công giáo xả thân vì dân tộc. Riêng trong kháng chiến chống Mỹ đã có 4 thanh niên Công giáo được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, trong số đó có một Anh hùng đã làm xúc động Nhà thơ Phạm Tiến Duật và là nguồn cảm hứng để ra đời bài thơ “Tiểu đội xe không kính”. Những câu thơ “Xe không kính, không phải vì xe không có kính...” là thực tế sống động được phản ánh từ những hành động phi thường của Anh hùng Đỗ Văn Chiến.
Có lẽ, với tất cả những ai sống trong thời kì kháng chiến chống Mỹ - chỉ cần theo dõi... “nhà đài” chút thôi, cũng đã biết đến tên tuổi Anh hùng LLVTND anh Giu-se Đỗ Văn Chiến thuộc Trung đội 3 - Đại đội 2 - Tiểu đoàn 101 - Binh trạm 31- Binh đoàn 559 (được các nhà báo viết nhiều đăng, phát trên các phương tiện trong giai đoạn đó), người chiến sỹ trẻ cống hiến xuất sắc, liên tục trong khoảng 1.000 ngày đêm trên chiến trường máu lửa. Nay tôi tìm đọc lại những trang báo (in vào những năm 1969) như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, Chính nghĩa (nay là báo Người Công giáo Việt Nam), thậm chí cả một số báo chí nước ngoài... đều đồng loạt loan tin: người chiến sỹ Công giáo Đỗ Văn Chiến hoàn thành nhiệm vụ lên đến 300%... Nghĩa là việc hoàn thành cao nhất của một người chiến sỹ chỉ vận tải 3 đêm/1 chuyến (chỉ tiêu đơn vị giao), nhưng với người chiến sỹ trẻ Công giáo này là 3 đêm/ 3 chuyến và nhiều lần liều mình cứu cả đoàn xe chở hàng thoát khỏi đạn, bom của địch…
Anh sinh ra tại giáo họ Thánh Giu-se, giáo xứ Liên Phú (Hải Đông - Hải Hậu - Nam Định). Tháng 9-1966, khi vợ anh mang bầu đứa con đầu lòng, sắp đến ngày ở cữ thì anh lên đường tòng quân. Do nhu cầu cấp bách của chiến trường anh được điều sang nước bạn Lào, làm công tác vận chuyển quân lương vào chiến trường miền Nam. Nơi anh làm nhiệm vụ vận tải là trọng điểm máu lửa Xeng Phan (tỉnh Khăm Muộn), điểm yết hầu trên đường vận tải quân lương của bộ đội ta. Nắm rõ điều đó địch ném bom không ngớt cả ngày lẫn đêm hết sức ác liệt. Nhưng người thanh niên công giáo ấy đã kiên cường bám trụ suốt 3 năm, không một đêm nào vận chuyển dưới hai chuyến - đưa hàng đi đến nơi về đến chốn. Tháng cao điểm, anh em bị thương nhiều, anh tự nguyện “một người làm việc bằng ba”, thậm chí trên cả ba, anh vận tải đến 32 chuyến/ tháng...
Ngày 22-12-1969, một ngày đáng ghi nhớ với đơn vị và cá nhân Đỗ Văn Chiến, anh được vinh dự đón nhận danh hiệu cao quý nhất đối với người chiến sỹ quân đội - Anh hùng LLVTND. Tiểu đoàn anh được gọi là Tiểu đoàn “Đại bàng xanh”, cá nhân anh được gọi là “Con chim đầu đàn của tiểu đoàn Đại bàng xanh, chuyên vượt bão lửa Xeng Phan”. Sau này, anh đã vinh dự được cử sang trường Thanh niên (Liên Xô cũ) học tập, rồi về nước trải qua các chức vụ ở từ trung đội, rồi đến Trưởng ban Thanh Niên - Tổng cục Hậu Cần. Ở đâu anh cũng gương mẫu phấn đấu miệt mài. Sau 27 năm lên tục cống hiến cho quân đội, Anh hùng LLVTND, người thanh niên công giáo Đỗ Văn Chiến đã về nghỉ hưu với quân hàm đại tá. Rồi ông được giới thiệu tham gia giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Đoàn kết công giáo Việt Nam; Ủy viên TƯ Hội CCB Việt Nam khóa hai và ba...
Mới đây, tới thăm ông trong khu tập thể Vĩnh Tuy - Hà Nội, tôi được ông “tiết lộ” thêm một kỉ niệm thời chiến đấu mà ít người biết đến, cũng bởi ông khiêm tốn không muốn kể nhiều về mình. Ông kể: “Đêm 24-2-1968, trả hàng xong, tôi cùng đồng chí Diếp là lái phụ đi đầu đoàn lái xe ra bị bom tọa độ đánh trúng vào đầu xe. Tôi và đồng chí Diếp cùng bị thương. Tôi bị đứt một ngón tay thứ tư (bàn tay phải), còn dính ít da, đồng chí Diếp bị thương vào tay trái. Tôi bảo đồng chí Diếp là giật đứt ngón tay vứt ra để anh em cùng lái xe với hai cánh tay còn lại. Chúng tôi đã đi qua trọng điểm 7 cây số vào nơi an toàn, giải phóng cho đoàn xe phía sau. Sau đó anh em Công binh mới đưa chúng tôi vào điều trị ở bệnh xá Đội 14 Trường Sơn”. Tổng cộng có đến 5 lần bị thương, giám định thương tật mất 48% sức khỏe, hiện trong người ông còn nhiều mảnh đạn chưa được lấy ra...
Chưa hết, có một điều thật thú vị là: Chính chiếc xe Din 3 cầu 157 BKS: TS1-132 (TS1 là Trường Sơn 1) bị bom đánh trúng, cháy ca-bin, vỡ hết kính ông vẫn khắc phục đưa vào vận hành, phục vụ chiến đấu tốt... Điều này đã làm xúc động nhà thơ Phạm Tiến Duật và bài thơ “Tiểu đội xe không kính” đã ra đời trong hoàn cảnh này. Câu thơ “Xe không kính, không phải vì xe không có kính...” là thực tế sống động được phản ánh từ hành động phi thường của Anh hùng Đỗ Văn Chiến.
Vào thời kỳ đó, không chỉ có nhà thơ Phạm Tiến Duật (đã khuất) mà còn có cả các nhà thơ, nhà văn, nhà báo như: Bằng Việt, Bằng Khoa, Trọng Khoát, Lê Lựu, Nguyễn Trần Thiết... nhiều lần “xin” ngồi trên chiếc xe đó để lấy cảm xúc thực của bộ đội Trường Sơn.
Thời chiến ông là chiến sỹ lái xe trong chiến trường - đối mặt với quân thù. Thời bình ông luôn luôn là công dân mẫu mực, dũng cảm đấu tranh với những hành vi phạm tội, góp phần bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Với nếp sống chính trực, luôn tận tụy vì mọi người, Giu-se Đỗ Văn Chiến luôn giành được tình cảm quý trọng của nhân dân trong khu tập thể Viện 108, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bà con khu phố, anh chị em ở Ủy ban Đoàn kết công giáo Việt Nam đều có một nhận xét chung về ông: Đúng là cái chất Anh hùng thì thời nào cũng Anh hùng.
"ĐẠI BÀNG XANH" VƯỢT BÃO LỬA XENG PHAN
Trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc đã có biết bao tấm gương xả thân vì sự trường tồn của dân tộc được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Trong số ấy có Anh hùng đã khiến Nhà thơ Phạm Tiến Duật phải xúc động và là nguồn cảm hứng để ông cho ra đời bài thơ “Tiểu đội xe không kính”. Đó là hành động phi thường của Anh hùng Đỗ Văn Chiến.
Anh hùng Đỗ Văn Chiến cùng đồng đội trước giờ xuất kích
Có lẽ với tất cả những ai đã sống trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng biết đến tên tuổi Anh hùng LLVT nhân dân - anh Giu-se Đỗ Văn Chiến thuộc Trung đội 3, Đại đội 2, Tiểu đoàn 101, Binh trạm 31, Đoàn 559 - người chiến sĩ trẻ cống hiến xuất sắc, liên tục trong khoảng 1.000 ngày đêm trên tuyến đường máu lửa. Nay tôi tìm đọc lại những trang báo (in vào những năm 1969) như: Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Chính nghĩa (báo Người Công giáo Việt Nam ngày nay), thậm chí cả một số báo chí nước ngoài... đều đồng loạt loan tin: Người chiến sĩ Công giáo Đỗ Văn Chiến hoàn thành nhiệm vụ lên đến 300%... Nghĩa là việc hoàn thành cao nhất của một người chiến sĩ chỉ vận tải 3 đêm/1 chuyến (chỉ tiêu đơn vị giao), nhưng người chiến sĩ trẻ người Công giáo này đã thực hiện 3 đêm/3 chuyến và nhiều lần dũng cảm cứu cả đoàn xe chở hàng thoát khỏi đạn, bom của địch…
Đỗ Văn Chiến sinh ra tại giáo họ Thánh Giu-se, giáo xứ Liên Phú (Hải Đông, Hải Hậu, Nam Định). Tháng 9-1966, khi vợ anh đang mang thai đứa con đầu lòng (nay chị là đại tá đang phục vụ trong quân đội), sắp đến ngày ở cữ thì anh lên đường nhập ngũ. "Gọi là lính thời chiến... mà em" - Đỗ Văn Chiến nói. Anh được huấn luyện "qua loa" rồi được điều thẳng sang nước bạn Lào, làm công tác vận chuyển quân lương vào giải phóng miền Nam.
Nơi anh vận tải là trọng điểm máu lửa Xeng Phan (tỉnh Khăm Muộn) - điểm yết hầu vận tải quân lương của bộ đội ta. Nắm rõ điều đó nên địch ném bom không ngớt cả ngày lẫn đêm. Người, xe, đạn dược, lương thực... của bộ đội ta thiệt hại không sao kể xiết! Nhưng người thanh niên này vẫn kiên cường trong 3 năm, không đêm nào vận tải dưới hai chuyến - đưa hàng đi đến nơi, về đến chốn. Tháng cao điểm, anh em bị thương nhiều, anh tự nguyện “một người làm việc bằng ba”, thậm chí trên cả ba, anh vận tải đến 32 chuyến/tháng... Ngày 22-12-1969, một ngày vẻ vang chung của cả đơn vị và cá nhân anh - Đỗ Văn Chiến được đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Tiểu đoàn anh được mệnh danh là "Tiểu đoàn Đại bàng xanh", cá nhân anh được mệnh danh "Con chim đầu đàn của tiểu đoàn Đại bàng xanh, chuyên vượt bão lửa Xeng Phan". Nhờ những chiến công đó, anh đã vinh dự được cử sang Trường Thanh niên (Liên Xô cũ) học tập.
Về nước, trải qua các chức vụ từ trung đội, rồi lên đến Trưởng ban Thanh niên, Tổng cục Hậu cần, ở đâu anh cũng gương mẫu, phấn đấu miệt mài. Sau 27 năm liên tục cống hiến Đỗ Văn Chiến về nghỉ hưu với quân hàm Đại tá. Rồi anh được giới thiệu tham gia giữ chức Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam, Ủy viên BCH Trung ương Hội CCB Việt Nam khóa 2 và 3...
Trong cuộc tiếp phóng viên chương trình Đời sống Tôn giáo của Đài Tiếng nói Việt Nammới đây, tại nhà riêng khu tập thể Vĩnh Tuy - Hà Nội, anh tiết lộ thêm một kỷ niệm thời chiến đấu mà ít người biết đến, âu cũng là do anh khiêm tốn không muốn kể nhiều về mình. Anh kể: “Đêm 24-2-1968, trả hàng xong, tôi cùng đồng chí Diếp là lái phụ dẫn đầu đoàn xe trên đường đi ra thì bị bom tọa độ đánh trúng vào đầu xe. Tôi và đồng chí Diếp cùng bị thương. Tôi bị đứt một ngón tay thứ tư (bàn tay phải), còn dính ít da, đồng chí Diếp bị thương vào tay trái. Tôi bảo đồng đội giật đứt ngón tay và anh em cùng lái xe với hai cánh tay còn lại. Chúng tôi đã đi qua trọng điểm 7 cây số vào nơi an toàn, giải phóng cho cả đoàn xe phía sau. Sau đó, anh em công binh mới đưa chúng tôi vào điều trị ở Bệnh xá đội 14, Trường Sơn.
Tổng cộng anh Chiến bị thương đến 5 lần, giám định thương tật mất 48% sức khỏe, hiện trong người còn nhiều viên bi của bom bi chưa được lấy ra… Có một điều thật thú vị nữa là: Chính chiếc xe Zin 3 cầu 157 BKS: TS1-132 bị bom đánh trúng, cháy ca-bin, vỡ hết kính, đã được anh khắc phục vận hành, chiến đấu tốt... đã làm xúc động nhà thơ Phạm Tiến Duật và bài thơ “Tiểu đội xe không kính” đã ra đời trong hoàn cảnh này. Theo anh Chiến thì ngày đó còn có cả các nhà báo, nhà thơ, nhà văn như: Nguyễn Trần Thiết, Bằng Việt, Bằng Khoa, Trọng Khoát, Lê Lựu... nhiều lần “xin” ngồi đi trên chiếc xe đó để lấy cảm xúc thực của Bộ đội Trường Sơn.
Thời chiến là người lái xe trong chiến trường - đối mặt với quân thù, nay thời bình anh là một người lái xe ôm thực thụ, đối mặt với những ngang trái diễn ra trên đường phố. Nhiều con nghiện đã phát khiếp khi nhìn thấy “ông xe ôm” là một đại tá đứng bên chiếc xe Ju-pi-tơ BKS: 33M4-6002 tại ngã ba khu tập thể Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đã có lần, một mình ông già xe ôm này “xơi tái” cả chục tên lưu manh... Gọi là hành nghề xe ôm chứ thực ra có đến già nửa thời gian ông đứng đó làm nhiệm vụ của một người dân phòng (tự phong) để giữ gìn ANTT khu phố. Bà con khu phố, anh chị em ở Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam đều có chung một nhận xét về ông: Đúng là cái chất Anh hùng thì thời nào cũng Anh hùng.
Thời chiến ông là chiến sỹ lái xe trong chiến trường - đối mặt với quân thù. Thời bình ông luôn luôn là công dân mẫu mực, dũng cảm đấu tranh với những hành vi phạm tội, góp phần bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Với nếp sống chính trực, luôn tận tụy vì mọi người, Giu-se Đỗ Văn Chiến luôn giành được tình cảm quý trọng của nhân dân trong khu tập thể Viện 108, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bà con khu phố, anh chị em ở Ủy ban Đoàn kết công giáo Việt Nam đều có một nhận xét chung về ông: Đúng là cái chất Anh hùng thì thời nào cũng Anh hùng.
|
Bài viết đăng trên Báo Quân đội nhân dân điện tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét