Cuối năm 1983, theo yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội, đại bộ phận cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn ô tô vận tải 13 anh hùng phục viên, chuyển ngành về với đời thường. Kể từ đây, lịch sử 13 năm xây dựng, chiến đấu hào hùng của Trung đoàn cũng khép lại. Rời Trường Sơn, rời quân ngũ, những người lính Trung đoàn 13 tỏa đi muôn nơi, tiếp tục cống hiến trên mặt trận mới - Mặt trận lao động sản xuất, làm kinh tế để xây dựng quê hương, đất nước và cuộc sống gia đình. Hòa chung niềm vui, niềm tự hào về những ngày chiến đấu đã qua, mỗi người trở về lại có niềm phấn khởi riêng vì được sống trong vòng tay của gia đình, bạn bè, những người thân thương trên quê hương yêu dấu. Đấy cũng là nỗi khát khao cháy bỏng theo suốt năm tháng làm nhiệm vụ vận chuyển chi viện ở Trường Sơn. Hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu trở về tuy nước nhà đã thống nhất, non sông liền một dải, Bắc Nam sum họp nhưng đất nước vẫn trong tình trạng “ vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh”. Đặc biệt sau 21 năm ròng rã chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, những hậu quả, mất mát về sức người, sức của do chiến tranh để lại cho đất nước như một vết thương lớn chưa kịp lành da. Tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội xuất hiện những năm cuối thập kỷ 70 chưa chấm dứt, đến lúc này lại gay gắt hơn làm cho đời sống của nhân dân nói chung và của lực lượng vũ trang nói riêng gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn.
Để khắc phục bức tranh khủng hoảng Kinh tế - Xã hội đang xấu đi, từ năm 1986 Đảng ta đã quyết định tiến hành đường lối đổi mới theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân những người lính của Trung đoàn dù còn phải lo toan bươn chải vượt mọi khó khăn khi trở về nhưng cũng nhanh chóng xây dựng cuộc sống theo đường lối đổi mới của Đảng.
Bằng quyết tâm và tinh thần dám nghĩ sáng tạo trên mặt trận “ Xóa đói giảm nghèo” rất nhiều cựu chiến binh làm kinh tế gia đình, kinh tế trang trại có hiệu quả, từng bước xóa được cảnh “bữa no, bữa đói, nhà tranh vách đất” đã tạo được cuộc sống đi lên ngày một tôt hơn, có nhiều gia đình đồng đội làm giàu vững chắc. Bởi vì ai cũng hiểu rằng chỉ tích cực làm giàu cho gia đình, cho quê hương thì đất nước mới có thể an sinh thịnh vượng. Do đời sống gia đình được cải thiện, từ đó con cái được học hành đến nơi đến chốn, nhiều cháu vào đại học, trên đại học. Thậm chí nhiều gia đình cựu chiến binh có hai con, ba con vào đai học. Cũng trong suốt hai thập niên thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, giờ đây nhiều cựu chiến binh của Trung đoàn đã phấn đấu trở thành nhà doanh nghiệp, trong tay quản lý hàng trăm, hàng nghìn công nhân với thị trường trong, ngoài nước, góp phần không nhỏ giải quyết việc làm cho xã hội (trong đó có rất nhiều con em của các cựu chiến binh Trung đoàn) và đóng góp một phần ngân sách đáng kể cho Nhà nước và địa phương. Lại có cựu chiến binh khi trở về bức xúc trước tình trạng lao động dư thừa trong xã hội, nhất là thương binh và người khuyết tật nên đã quyết định tự bỏ vốn thành lập Trung tâm dạy nghề miễn phí để đào tạo việc làm cho người khuyết tật, thương binh. Nhờ quyết tâm và lòng dũng cảm sau mười năm xây dựng và tồn tại, Trung tâm nhân đạo của anh ngày càng phát triển. Ghi nhận công lao của người cựu chiến binh Trường Sơn, Nhà nước đã phong tặng anh danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Bên cạnh những cựu chiến binh trên mặt trận xây dựng kinh tế, công tác xã hội, cũng không ít cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn vẫn còn trong quân ngũ, tiếp tục sự nghiệp vinh quang của người lính. Dù ở các cương vị khác nhau, có người được phong hàm sĩ quan cấp tá, cấp tướng, có người là giáo sư, tiến sĩ, nhiều người là kỹ sư, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý hoạt động trong các cơ quan Trung ương, địa phương hoặc ở biên giới, hải đảo xa xôi, song tất cả đều giữ vững phẩm chất “Anh bộ đội Cụ Hồ” trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trở về sau chiến tranh, những người lính Trung đoàn dù còn sống nguyên vẹn hay mất một phần thân thể và mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau, nhưng hào khí của một thời trai trẻ: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai” như vẫn đang còn đó, nào có nhòe phai?
Bởi vậy trong cuộc sống hôm nay dẫu còn nhiều nỗi chuân chuyên vất vả song những cựu chiến binh Trung đoàn ô tô vận tải 13 mang truyền thống của Trường Sơn, của con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh dù ở bất kỳ đâu, làm việc gì vẫn luôn nhớ về cội nguồn của mình đã từng công tác và chiến đấu để tự hào và tiếp tục giữ vững, phát huy truyền thống tốt đẹp của một đơn vị anh hùng. Những năm tháng hào hùng trong chiến tranh chính là điểm tựa bền vững cho từng cựu chiến binh Trung đoàn 13 trong giai đoạn mới hiện nay.
Để khắc phục bức tranh khủng hoảng Kinh tế - Xã hội đang xấu đi, từ năm 1986 Đảng ta đã quyết định tiến hành đường lối đổi mới theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân những người lính của Trung đoàn dù còn phải lo toan bươn chải vượt mọi khó khăn khi trở về nhưng cũng nhanh chóng xây dựng cuộc sống theo đường lối đổi mới của Đảng.
Bằng quyết tâm và tinh thần dám nghĩ sáng tạo trên mặt trận “ Xóa đói giảm nghèo” rất nhiều cựu chiến binh làm kinh tế gia đình, kinh tế trang trại có hiệu quả, từng bước xóa được cảnh “bữa no, bữa đói, nhà tranh vách đất” đã tạo được cuộc sống đi lên ngày một tôt hơn, có nhiều gia đình đồng đội làm giàu vững chắc. Bởi vì ai cũng hiểu rằng chỉ tích cực làm giàu cho gia đình, cho quê hương thì đất nước mới có thể an sinh thịnh vượng. Do đời sống gia đình được cải thiện, từ đó con cái được học hành đến nơi đến chốn, nhiều cháu vào đại học, trên đại học. Thậm chí nhiều gia đình cựu chiến binh có hai con, ba con vào đai học. Cũng trong suốt hai thập niên thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, giờ đây nhiều cựu chiến binh của Trung đoàn đã phấn đấu trở thành nhà doanh nghiệp, trong tay quản lý hàng trăm, hàng nghìn công nhân với thị trường trong, ngoài nước, góp phần không nhỏ giải quyết việc làm cho xã hội (trong đó có rất nhiều con em của các cựu chiến binh Trung đoàn) và đóng góp một phần ngân sách đáng kể cho Nhà nước và địa phương. Lại có cựu chiến binh khi trở về bức xúc trước tình trạng lao động dư thừa trong xã hội, nhất là thương binh và người khuyết tật nên đã quyết định tự bỏ vốn thành lập Trung tâm dạy nghề miễn phí để đào tạo việc làm cho người khuyết tật, thương binh. Nhờ quyết tâm và lòng dũng cảm sau mười năm xây dựng và tồn tại, Trung tâm nhân đạo của anh ngày càng phát triển. Ghi nhận công lao của người cựu chiến binh Trường Sơn, Nhà nước đã phong tặng anh danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Bên cạnh những cựu chiến binh trên mặt trận xây dựng kinh tế, công tác xã hội, cũng không ít cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn vẫn còn trong quân ngũ, tiếp tục sự nghiệp vinh quang của người lính. Dù ở các cương vị khác nhau, có người được phong hàm sĩ quan cấp tá, cấp tướng, có người là giáo sư, tiến sĩ, nhiều người là kỹ sư, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý hoạt động trong các cơ quan Trung ương, địa phương hoặc ở biên giới, hải đảo xa xôi, song tất cả đều giữ vững phẩm chất “Anh bộ đội Cụ Hồ” trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trở về sau chiến tranh, những người lính Trung đoàn dù còn sống nguyên vẹn hay mất một phần thân thể và mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau, nhưng hào khí của một thời trai trẻ: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai” như vẫn đang còn đó, nào có nhòe phai?
Bởi vậy trong cuộc sống hôm nay dẫu còn nhiều nỗi chuân chuyên vất vả song những cựu chiến binh Trung đoàn ô tô vận tải 13 mang truyền thống của Trường Sơn, của con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh dù ở bất kỳ đâu, làm việc gì vẫn luôn nhớ về cội nguồn của mình đã từng công tác và chiến đấu để tự hào và tiếp tục giữ vững, phát huy truyền thống tốt đẹp của một đơn vị anh hùng. Những năm tháng hào hùng trong chiến tranh chính là điểm tựa bền vững cho từng cựu chiến binh Trung đoàn 13 trong giai đoạn mới hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét