Từ chiến tranh chuyển sang hòa bình. Từ người chiến sĩ lái xe nơi tuyến lửa Trường Sơn, nay phục viên, chuyển ngành, nghỉ hưu về với cuộc sống đời thường, những cựu chiến binh của Trung đoàn lại hăm hở bắt tay vào xây dựng quê hương, đất nước. Giấu trong niềm vui ngày trở về nhiều cựu chiến binh đã nén nỗi đau riêng khi nhận ra mình đang mang nhiều thứ bệnh, có đồng chí đã nhiễm chất độc da cam, để lại di chứng sang các thế hệ sau. Lại không ít đồng chí lúc trở về rơi vào tình cảnh gia đình mẹ già, con thơ, vợ phải chạy ăn từng bữa. Mỗi người, mỗi hoàn cảnh khác nhau nhưng đại bộ phận các cựu chiến binh Trung đoàn vẫn vững vàng, từng bước vươn lên bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Chính trong điều kiện như vậy, với tình nghĩa đồng đội, tình bạn bè, gắn liền với tình cảm gia đình, vợ con đã khuyến khích, thúc giục các cựu chiến binh Trung đoàn tìm lại nhau, lập ra Hội tình nghĩa bạn chiến đấu. Khởi đầu việc làm này là từ các cựu chiến binh sống tại khu vực Hải Phòng. Sau đó Hội tình nghĩa Trung đoàn 13 và các chi hội tình nghĩa tại các tỉnh được thành lập nhằm mục đích duy trì tình cảm đồng đội và cùng đoàn kết, giúp đỡ, động viên nhau trên mọi phương diện cuộc sống. Việc lập Hội tình nghĩa Trung đoàn, có cả các đồng đội ở ngoài đơn vị tham gia là hợp với nguyện vọng của các cựu chiến binh nên được đại bộ phận anh chị em đồng tình, ủng hộ, tạo cho nội dung hoạt động ngày càng phong phú, thiết thực. Chỉ sau một thời gian ngắn ra đời, Hội tình nghĩa Trung đoàn đã tổ chức đến thăm hỏi, động viên nhiều gia đình cựu chiến binh khó khăn và mua thuốc chữa bệnh tặng một số cựu chiến binh điều trị tại nhà. Tuy quỹ Hội còn rất eo hẹp nhưng Hội tình nghĩa vẫn duy trì đều đặn việc tổ chức mừng thọ, thăm hỏi bố mẹ, vợ chồng hội viên khi ốm đau, mừng con hội viên dựng vợ, gả chồng, tổ chức phúng viếng người than của hội viên không may qua đời. Ngoài các nội dung hoạt động trên, nhiều cháu con của các cựu chiến binh còn được các hội viên có điều kiện tạo công ăn việc làm ổn định.
Để Hội hoạt động có nền nếp, tất cả các chi hội khu vực và Hội tình nghĩa Trung đoàn dều xây dựng quy chế hoạt động và cử ra những đồng chí nhiệt tình, hăng hái, được anh em tín nhiệm vào Ban lien lạc. Việc sinh hoạt, gặp gỡ nhau hàng năm đều do từng chi hội lựa chọn. Riêng Hội tình nghĩa Trung đoàn từ năm 1995 - 2006 đã tổ chức 6 lần họp mặt toàn thể cựu chiến binh. (Trong đó có 3 lần mời cả vợ, con cùng đi dự) đã thể hiện được tình đồng đội, tình bạn bè gần gũi keo sơn giữa những con người đã từng kề vai, sát cánh dưới mưa bom, bão đạn ở rừng đại ngàn Trường Sơn. Đây cũng là dịp để gợi nhớ đồng đội, xem ai còn ai mất và cùng nhau ôn lại những kỷ niệm có một không hai rất đáng tự hào, trân trọng của một thời đạn bom.
Những năm tháng hào hùng rồi sẽ lùi vào quá khứ nhưng làm sao quên được những đêm dài không ngủ, mắt cay sè quầng thâm mà vẫn luôn tỉnh táo lái xe tránh bom đạn địch để đưa hàng tới đích an toàn? Quên sao được những giờ phút vĩnh biệt đồng đội mà long quặn đau, nước mắt tuôn trào? Có đồng chí cựu chiến binh tâm sự: “ Những ngày làm nhiệm vụ ở Trường Sơn tình đồng đội thật sâu nặng. Lúc ốm đau có bát cháo và sự chăm sóc của đồng đội. Lúc bị thương có đồng đội là người đầu tiên băng bó, cấp cứu. Đồng đội là nguồn cảm thông chia sẻ. Vì vậy trong cuộc sống hòa bình hôm nay dù còn thiếu thốn về vật chất nhưng quyết không để nghèo tình nghĩa đồng đội”!
Không chỉ dừng lại ở việc tổ chức các buổi họp mặt, Ban liên lạc Hội tình nghĩa Trung đoàn còn có nhiều cố gắng tổ chức cho một số cựu chiến binh về thăm lại những địa danh mà Trung đoàn đã từng hoạt động trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thăm con đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh mới được khởi công. Những lần về lại chiến trường xưa đầy tình cảm và ý nghĩa đoàn cựu chiến binh đều dành thời gian đến thắp hương để tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống tại Đồng Lộc, Xuân Sơn, Thành cổ Quảng Trị, các nghĩa trang quốc gia Trường Sơn, Đường 9 và Khe Sanh...Đồng thời còn đến thăm hỏi, tặng quà một số gia đình cựu chiến binh trên đường đi.
Dù chiến tranh đã đi qua và cái tên Trung đoàn ô tô vận tải 13 cũng không còn nữa nhưng vì tình cảm đồng đội, Ban liên lạc Trung đoàn vẫn thường xuyên liên hệ chặt chẽ với Ban liên lạc bộ đội Trường Sơn và Binh đoàn 12 để triển khai hướng dẫn cho các cựu chiến binh của Trung đoàn những thủ tục kê khai giấy chứng thương, giấy chứng nhận chất độc da cam và các hình thức khen thưởng trong chiến tranh. Đồng thời cũng đề nghị Cục vận tải - Tổng cục hậu cần (Bộ quốc phòng) xét tặng “Kỷ niệm chương ngành vận tải quân sự Việt Nam” cho cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn đã phục vụ nhiều năm trong ngành vận tải. Bên cạnh đó, trước nguyện vọng của các cựu chiến binh, những người đã góp công sức, máu xương, cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, tháng 8 năm 2006 cuốn sách “ Trung đoàn ô tô vận tải 13 - Những chặng đường lịch sử (1971 - 1983)” đã được xuất bản. Đây là sự cố gắng hết mình của Ban liên lạc Hội tình nghĩa nói riêng và toàn thể cựu chiến binh Trung đoàn nói chung, nhằm ghi lại lịch sử 13 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và làm tài liệu giáo dục lịch sử truyền thống.
16 năm hoạt động (1992—2008) của Hội tình nghĩa, bạn chiến đấu, những tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng trong chiến tranh, đến nay đã được các cựu chiến binh của Trung đoàn 13 năm xưa tiếp tục phát huy trong thời kỳ mới - Thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài ca về tình nghĩa đồng đội bắt nguồn từ lòng nhân ái trong truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam thực sự như ngọn lửa hồng đã và đang sưởi ấm lòng mỗi cựu chiến binh Trung đoàn 13.
Để Hội hoạt động có nền nếp, tất cả các chi hội khu vực và Hội tình nghĩa Trung đoàn dều xây dựng quy chế hoạt động và cử ra những đồng chí nhiệt tình, hăng hái, được anh em tín nhiệm vào Ban lien lạc. Việc sinh hoạt, gặp gỡ nhau hàng năm đều do từng chi hội lựa chọn. Riêng Hội tình nghĩa Trung đoàn từ năm 1995 - 2006 đã tổ chức 6 lần họp mặt toàn thể cựu chiến binh. (Trong đó có 3 lần mời cả vợ, con cùng đi dự) đã thể hiện được tình đồng đội, tình bạn bè gần gũi keo sơn giữa những con người đã từng kề vai, sát cánh dưới mưa bom, bão đạn ở rừng đại ngàn Trường Sơn. Đây cũng là dịp để gợi nhớ đồng đội, xem ai còn ai mất và cùng nhau ôn lại những kỷ niệm có một không hai rất đáng tự hào, trân trọng của một thời đạn bom.
Những năm tháng hào hùng rồi sẽ lùi vào quá khứ nhưng làm sao quên được những đêm dài không ngủ, mắt cay sè quầng thâm mà vẫn luôn tỉnh táo lái xe tránh bom đạn địch để đưa hàng tới đích an toàn? Quên sao được những giờ phút vĩnh biệt đồng đội mà long quặn đau, nước mắt tuôn trào? Có đồng chí cựu chiến binh tâm sự: “ Những ngày làm nhiệm vụ ở Trường Sơn tình đồng đội thật sâu nặng. Lúc ốm đau có bát cháo và sự chăm sóc của đồng đội. Lúc bị thương có đồng đội là người đầu tiên băng bó, cấp cứu. Đồng đội là nguồn cảm thông chia sẻ. Vì vậy trong cuộc sống hòa bình hôm nay dù còn thiếu thốn về vật chất nhưng quyết không để nghèo tình nghĩa đồng đội”!
Không chỉ dừng lại ở việc tổ chức các buổi họp mặt, Ban liên lạc Hội tình nghĩa Trung đoàn còn có nhiều cố gắng tổ chức cho một số cựu chiến binh về thăm lại những địa danh mà Trung đoàn đã từng hoạt động trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thăm con đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh mới được khởi công. Những lần về lại chiến trường xưa đầy tình cảm và ý nghĩa đoàn cựu chiến binh đều dành thời gian đến thắp hương để tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống tại Đồng Lộc, Xuân Sơn, Thành cổ Quảng Trị, các nghĩa trang quốc gia Trường Sơn, Đường 9 và Khe Sanh...Đồng thời còn đến thăm hỏi, tặng quà một số gia đình cựu chiến binh trên đường đi.
Dù chiến tranh đã đi qua và cái tên Trung đoàn ô tô vận tải 13 cũng không còn nữa nhưng vì tình cảm đồng đội, Ban liên lạc Trung đoàn vẫn thường xuyên liên hệ chặt chẽ với Ban liên lạc bộ đội Trường Sơn và Binh đoàn 12 để triển khai hướng dẫn cho các cựu chiến binh của Trung đoàn những thủ tục kê khai giấy chứng thương, giấy chứng nhận chất độc da cam và các hình thức khen thưởng trong chiến tranh. Đồng thời cũng đề nghị Cục vận tải - Tổng cục hậu cần (Bộ quốc phòng) xét tặng “Kỷ niệm chương ngành vận tải quân sự Việt Nam” cho cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn đã phục vụ nhiều năm trong ngành vận tải. Bên cạnh đó, trước nguyện vọng của các cựu chiến binh, những người đã góp công sức, máu xương, cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, tháng 8 năm 2006 cuốn sách “ Trung đoàn ô tô vận tải 13 - Những chặng đường lịch sử (1971 - 1983)” đã được xuất bản. Đây là sự cố gắng hết mình của Ban liên lạc Hội tình nghĩa nói riêng và toàn thể cựu chiến binh Trung đoàn nói chung, nhằm ghi lại lịch sử 13 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và làm tài liệu giáo dục lịch sử truyền thống.
16 năm hoạt động (1992—2008) của Hội tình nghĩa, bạn chiến đấu, những tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng trong chiến tranh, đến nay đã được các cựu chiến binh của Trung đoàn 13 năm xưa tiếp tục phát huy trong thời kỳ mới - Thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài ca về tình nghĩa đồng đội bắt nguồn từ lòng nhân ái trong truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam thực sự như ngọn lửa hồng đã và đang sưởi ấm lòng mỗi cựu chiến binh Trung đoàn 13.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét